Cá nhân, gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống ma túy?

Phòng, chống ma túy không phải là trách nhiệm của riêng ai, hay của riêng cơ quan, tổ chức nào. Đó là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là của mọi cá nhân, mọi gia đình.

Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy:

Thứ nhất: Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

Thứ hai: Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;

Thứ ba: Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.

Để từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn ma túy, toàn xã hội hãy chung tay cùng nhau bảo vệ con em, gia đình của chính mình khỏi vòng vây của “ cái chết trắng”. Bảo vệ gia đình chính là bảo vệ xã hội, bảo vệ tương lai của chính chúng ta./.

Tác giả: Phòng Cảnh sát ĐTTP về Ma túy - Công an tỉnh Thanh Hóa
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu