A- A A+ |

Sự kiện số 41: Triển khai thực hiện Phong trào "Siết chặt kỷ cương, tăng cường nghiệp vụ", cuộc vận động "Xây dựng tính nhân văn trong Công an Thanh Hóa" và diễn đàn "Công an lắng nghe ý kiến nhân dân"

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-ĐU của Đảng ủy Công an tỉnh về công tác Công an năm 2005, ngày 02/3/2005, Công an tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện phong trào Siết chặt kỷ cương, tăng cường nghiệp vụ”, cuộc vận động “Xây dựng tính nhân văn trong Công an Thanh Hóa” và diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân. Đây là những phong trào lớn được xác định là công tác trọng tâm xuyên suốt trong năm 2005 và những năm tiếp theo của Công an Thanh Hóa.

Siết chặt kỷ cương, tăng cường nghiệp vụ” là nhằm tạo cho mỗi cán bộ chiến sỹ thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình, quy định, chế độ công tác, điều lệnh Công an nhân dân góp phần xây dựng lực lượng Công an Thanh Hóa ngày càng trong sạch, vũng mạnh, từng bước tiên lên chính quy, hiện đại. Nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng An ninh, Cảnh sát, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Yêu cầu của nội dung Siết chặt kỷ cương” là tất cà các đơn vị, từng cán bộ chiến sỹ phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước v xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vng mạnh, các quy định của địa phương nợi cư trú. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình, chế độ công tác, quy định của Bộ Công an, điều lệnh Công an nhân dân. Chỉnh trang trụ sở, nơi làm việc, nơi tiếp dân đảm bảo sạch đẹp, trật tự gọn gàng, bảo vệ an toàn cơ quan, tài liệu, vũ khi, phương tiện chiến đấu.

“Tăng cường nghiệp vụ” được thể hiện trên các mặt công tác: nắm tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp, vận dụng thích hợp các biện pháp công tác và biện pháp nghiệp vụ để xứ lý kịp thời có hiệu quả lĩnh vực công tác được giao. Các đơn vị phải làm tốt công tác điều tra cơ bản theo chức năng chuyên môn của đơn vị. Quản lý chặt chẽ các hệ loại đối tượng trên từng địa bàn, tuyển, lĩnh vực phụ trách. Công tác nghiệp vụ cơ bản là điều kiện bắt buộc đối với lãnh đạo, cán bộ, chiến , được xem là kết quả đánh giá năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và hiệu quả công tác. Các đơn vị phải củng cố hệ thống trực ban, trực chiến nhằm đảm bo khả năng thu nhập, xử lý kịp thời có hiệu quả mọi thông tin tình hình có liên quan đến an ninh, trật tự.

Cuộc vận động “Xây dựng tính nhân văn trong Công an Thanh Hóa” tập trung vào 3 nội dung chính là: Xây dựng tính nhân văn trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng tính nhân văn trong sinh hoạt (giao tiếp, ứng xử); xây dựng tính nhân văn trong quan hệ xã hội.

Công an tỉnh, Công an huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn đều tổ chức hội nghị “Công an lng nghe ý kiến Nhân dân” để đánh giá, kim điểm kết quả phối hợp với các ngành trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan báo chí và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa xây dựng tiêu mục “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân” trong chuyên mục truyền hình “An ninh Thanh Hóa” để phản ánh ý kiến đóng góp và kết quả tiếp thu, giải quyết những nội dung mà Nhân dân và các ngành góp ý. Đặt hộp thư góp ý của Nhân dân ở bên ngoài phòng tiếp dân, ở trụ sở Công an tỉnh, Công an các huyện, thị, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn. Củng cố nơi tiếp dân đảm bảo khang trang, sạch, đẹp, có đủ các phương tiện, điều kiện cần thiết theo quy định, các điều kiện quy định, nội quy, điều kiện phương tiện làm việc.

Công an tỉnh thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và ban hành hệ thống văn bản, quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình thực hiện; in ấn tài liệu giáo dục, học tập; tổ chức các lớp tập huấn..; mở đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt, phát động thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng Công an Thanh Hóa để quán triệt, trin khai thực hiện 3 phong trào lớn. Từng lực lượng, từng đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, cam kết thi đua thực hiện nghiêm túc, hiệu quả với những nội dung, tiêu chí và khẩu hiệu hành động cụ thể để thực hiện. Toàn lực lượng hàng năm lấy tháng 4 là tháng cao điểm thực hiện điều lệnh Công an nhân dân; tháng 7, 8, 9 là 3 tháng cao điểm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng tính nhân văn trong Công an Thanh Hóa” và tháng 11 là tháng cao điểm tổ chức thực hiện diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”.

Cuối năm 2005, Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã tiến hành sơ kết bước 1 thực hiện 3 phong trào. Đối với phong trào “Siết chặt kỷ cương, tăng cường nghiệp vụ” đã tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ sai phạm bị xử lý kỷ luật trong nhiều năm dưới 1%. Hoạt động của tội phạm và tai, tệ nạn được kiềm chế không xảy ra hoạt động tội phạm có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”, an ninh chính trị được giữ vững, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.

Đối với cuộc vận động “Xây dựng tính nhân văn trong Công an Thanh Hóa”, có nhiều đơn vị sáng tạo ra những hình thức, biện pháp, cách làm phong phú để cuộc vận động thực sự đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao. Trong năm 2005, Công an tỉnh đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho 2.779 lượt cán bộ, chiến sĩ về nhân văn, kết thúc lớp tập huấn 100% cán bộ, chiến sĩ viết thu hoạch và cam kết thực hiện tốt nội dung cuộc vận động. Cuộc vận động đã tạo ra sự chuyển biến trên tất cả các mặt công tác, xây dựng được những nét đẹp văn hóa trong tác phong làm việc, trong đạo đức, lối sống, trong quan hệ giao tiếp với đồng chí, đồng đội, với quần chúng Nhân dân góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng lực lượng Công an Thanh Hóa ngày càng trong sạch, vững mạnh. Phân lọai nhân văn năm 2005 có 96,8% cán bộ chiến sĩ đạt loại A.

Diễn dàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” được đánh giá là một chủ trương đứng đắn, kịp thời, là việc làm cần thiết, hợp lòng dân. Thông qua chương trình “An ninh Thanh Hóa” trên Báo Thanh Hóa, chuyên mục “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” trên Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa, “Hộp thư góp ý” tại trụ sở của các đơn vị Công an trong tỉnh... trong năm 2005, Công an tỉnh đã nhận được 5.776 ý kiến đóng góp liên quan đến tình hình an ninh, trật tự, công tác xây dựng lực lượng Công an và các lĩnh vực khác. Lực lượng Công an đã điều tra giải quyết 655 vụ, 1.867 đối tượng hình sự; 341 vụ, 632 đối tượng tệ nạn xã hội; 163 vụ tồn đọng, 79 vụ việc nội cộm, chấn chỉnh 267 trường hợp.

Phong trào Siết chặt kỷ cương, tăng cường nghiệp vụ”, cuộc vận động “Xây dựng tính nhân văn trong Công an Thanh Hóa” và diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân của Công an Thanh Hóa được đánh giá là một thể nghiệm đổi mới mang tính sáng tạo trong nhận thức đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an trong tình hình mới được cấp ủy chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Bộ Công an đã ghi nhận 3 phong trào của Công an tỉnh Thanh Hóa như mô hình mới để nhân rộng ra cả nước.

Nguồn sách “Biên niên lịch sử Công an nhân dân Thanh Hóa (5/1996 - 2006)”.


Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu