TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH

Với hơn 100 km tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đi qua nhiều địa hình khác nhau, có hệ thống giao cắt đường sắt với đường bộ dày đặc, đặc biệt từ TP Thanh Hóa đến Bỉm Sơn, tuyến đường sắt có 23,6 km chạy song song với QL1A qua các khu vực đông dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất cao.

           Phòng Cảnh sát giao thông-Công an tỉnh Thanh Hóa đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh trong việc chủ động tham mưu ban hành các kế hoạch, chuyên đề về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt. Bằng việc triển khai có đồng bộ và hiệu quả các biện pháp, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, nên trong 11 tháng vừa qua tình hình tai nạn giao thông đường sắt đã được kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông đã đã kiểm tra 248 trường hợp, nhắc nhở 122 trường hợp, lập biên bản và xử lý 126 trường hợp vi phạm quy tắc giao thông đường sắt tại các vị trí đường ngang giao cắt với đường bộ, phạt tiền nộp ngân sách nhà nước 141.075.000 đồng, tước Giấy phép lái xe 60 trường hợp (13 ô tô, 47 xe máy), tập trung xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt, các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, vi phạm trật tự, an toàn giao thông tại các đường ngang, lối đi tự mở...
 
Hành vi không chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt

 

Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường sắt tại các vị trí đường ngang giao cắt với đường bộ

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt, nhất là quy tắc giao thông khi đi qua đường sắt, cảnh báo các nguy cơ gây tai nạn tại các giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, các tình huống gây tai nạn, hậu quả tai nạn giao thông, các hiểm họa của việc mất an toàn hành lang an toàn giao thông đường sắt... cùng với đó là tuyên truyền lưu động tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn có tuyến đường sắt đi qua nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông khi đi qua đường sắt, ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt cũng như cảnh báo về sự cố hư hỏng phát sinh để kịp thời có biện pháp khắc phục. 

Tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông

Trong thời gian tới, tiếp tục chú trọng các hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt; đặc biệt nhân rộng mô hình “Đường sắt quê em”, “Đường sắt an toàn” cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt; từ đó nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt, góp phần kiềm chế và làm giảm các vụ tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh. Có như vậy, trật tự an toàn giao thông đường sắt mới được đảm bảo và người dân mới cảm thấy thật yên tâm khi lựa chọn đường sắt là phương tiện đi lại./.

 
Tác giả: Trần Thị Lệ Hằng
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu